PHÂN HỆ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Quản lý tài chính, kế toán tích hợp, toàn diện
- Quản lý tài chính, kế toán hợp nhất tất cả các qui trình kế toán bao gồm sổ cái, các bút toán, kế toán phải thu, kế toán phải trả. Phần mềm tự động thực hiện việc ghi nhận vào hệ thống kế toán theo thời gian thực khi có một nghiệp vụ diễn ra.
- SAP Business One hỗ trợ việc tính toán thuế tự động cho cả đồng nội tệ và ngoại tệ. Việc ghi nhận các nghiệp vụ theo mẫu và ghi nhận các nghiệp vụ định kỳ được hợp lý hóa và đơn giản các nghiệp vụ kế toán.
- Việc quản lý lưu chuyển tiền tệ, theo dõi ngân sách, và việc so sánh, đối chiếu giữa thực tế và kế hoạch tại mọi thời điểm cung cấp thông tin chính xác và tức thời về hoạt động của doanh nghiệp. Sử dụng trung tâm phí để phân bổ doanh thu, chi phí theo các qui định của doanh nghiệp.
- Công cụ thu, chi và cấn trừ thu, chi giúp xử lý tất cả các giao dịch thu, chi bằng các hình thức tiền mặt, chuyển khoản, thẻ tín dụng, các chứng từ thu, chi ngân hàng. Công cụ cấn trừ công nợ giúp thực hiện việc cấn trừ nhanh chóng việc thu chi của khách hàng và nhà cung cấp.
- SAP Business One cung cấp hệ thống báo cáo đa dạng, các phân tích, và công cụ để giúp việc phân tích tài chính và các báo cáo của doanh nghiệp. Với sự tích hợp đầy đủ mọi hoạt động của doanh nghiệp bao gồm mua hàng, bán hàng, kho, giúp doanh nghiệp có cách nhìn toàn diện, đầy đủ, rõ ràng về hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp và đưa các hành động nhanh chóng, chính xác hơn.
Kế toán
- SAP Business One xử lý tất cả các nghiệp vụ kế toán một cách đầy đủ và rõ ràng. Doanh nghiệp sử dụng hệ thống danh mục các tài khoản theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và theo qui định của pháp luật.
- SAP Business One thực hiện các bút toán tự động khi có giao dịch phù hợp xảy ra. Ví dụ, khi ghi nhận việc nhập hàng, hệ thống sẽ tạo ra bút toán tương ứng để điều chỉnh mức tồn kho và giá trị tồn kho, cũng như cập nhật tài khoản chi phí tương ứng nếu có. Mọi giao dịch mua hàng, bán hàng, kho trong SAP Business One sẽ được ghi nhận tự động bằng các bút toán tương ứng theo thời gian thực. SAP Business One cung cấp thêm việc ghi nhận các bút toán theo mẫu hoặc định kỳ để loại trừ việc thực hiện thủ công và giảm thiểu sai sót. Ngoài ra, SAP Business One cung cấp phiếu ghi nhận các bút toán để giúp thực hiện việc kiểm tra trước ghi nhận nhiều bút toán cùng một lúc.
- SAP Business One tính toán thuế tự động cho các giao dịch, cung cấp các báo cáo theo qui định của pháp luật.
- Việc đóng kỳ kế toán được thực hiện dễ dàng và tránh sai sót. Công cụ giúp truy cập nhanh các thông tin tài chính theo thời gian thực giúp giảm thiểu thời gian đóng kỳ kế toán.
Kế toán chi phí
- SAP Business One cung cấp các chức năng và báo cáo để quản lý việc lưu chuyển tiền tệ và mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. SAP Business One giúp doanh nghiệp tối ưu khả năng thanh toán bằng cách dự báo chính xác việc lưu chuyển tiền tệ và yêu cầu tiền mặt của doanh nghiệp và cho doanh nghiệp khả năng để xử lý theo các điều khoản thanh toán hiệu quả, gồm việc nhắc nợ và thu tiền. Ví dụ, hệ thống cảnh báo các khoản nợ quá hạn ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo tuổi nợ để xác định các khoản phải thu và phải trả chưa giải quyết xong của khách hàng và nhà cung cấp, và tuổi nợ tương ứng.
- Chức năng ngân sách của SAP Business One giúp định nghĩa ngân sách, qui tắc phân bổ ngân sách và theo dõi chính xác chi phí. Khi thực hiện các giao dịch vượt quá giới hạn ngân sách, hệ thống có thể cảnh báo hoặc ngưng các giao dịch đó.
- Sử dụng kế toán chi phí giúp doanh nghiệp theo dõi được chi phí của các phòng, ban, bộ phận và xác định được chi phí sử dụng cho các mục đích khác nhau. Các chi phí, doanh thu trực tiếp và gián tiếp của các hoạt động doanh nghiệp như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, chi phí tài chính được thực hiện theo các qui định phân bổ. Nhờ đó, có thể so sánh được doanh thu, chi phí giữa các kỳ với nhau.
Hoạt động thu chi và cấn trừ công nợ
- Hệ thống cung cấp chức năng cấn trừ công nợ tự động giúp thực hiện nhanh chóng việc thu chi.
- Đối với các khoản thanh toán chưa được cấn trừ do việc thu, chi không thực hiện dựa theo hoạt động mua, bán có thể được thực hiện theo tài khoản kế toán hoặc nhà cung cấp/khách hàng.
Báo cáo tài chính đa dạng
- SAP Business One cung cấp đa dạng các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo lợi nhuận, so sánh các kỳ kế toán, phân tích mua hàng, phân tích bán hàng, các báo cáo tuổi nợ, các báo cáo ngân sách.
- Tất cả các báo cáo có thể xem theo góc độ tổng hợp và chi tiết.
Ngoài ra, SAP Business One tích hợp công cụ xây dựng báo cáo vào hệ thống để có thể tạo ra các báo cáo khác nhau, có thể tùy biến, và cung cấp cho các bộ phận của doanh nghiệp.
PHÂN HỆ BÁN HÀNG
Phân hệ bán hàng bao gồm công cụ hỗ trợ, theo dõi việc tìm kiếm khách hàng mới cũng như các hoạt động hàng ngày của công việc bán hàng. Các công cụ này giúp tự động hóa các qui trình, quản lý các hoạt động bán hàng một cách hiệu quả trong suốt chu kỳ bán hàng, bao gồm việc ghi nhận liên hệ ban đầu, các đề xuất, ngày hoàn tất bán hàng, và các dịch vụ hậu mãi, hỗ trợ. Việc tích hợp chặt chẽ giữa tiếp thị, bán hàng, và dịch vụ hậu mãi, giúp doanh nghiệp hiểu rõ và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
Các bước sử dụng công cụ quản lý bán hàng và cơ hội bán hàng bao gồm việc tạo báo giá, lập lệnh bán hàng, thực hiện việc kiểm tra tồn kho theo thời gian thực và thực hiện việc giao hàng. Các thông tin phù hợp của cơ hội bán hàng mới được ghi nhận như nguồn khách hàng, mức độ cạnh tranh, giá trị giao dịch và các bước thực hiện bán hàng.
Hệ thống hỗ trợ hoạt động hậu mãi và hỗ trợ nhanh chóng bằng cách tối ưu hóa hoạt động dịch vụ, quản lý hợp đồng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.
Quản lý bán hàng và cơ hội bán hàng
- Chức năng quản lý cơ hội bán hàng giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ chu trình bán hàng qua các giai đoạn, cũng như dự báo về doanh thu và phân tích hoạt động bán hàng. Chu trình bán hàng từ lúc có cơ hội mới với thông tin về lượng hàng có thể bán, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hoặc nhà cung cấp cụ thể, ngày hoàn tất dự kiến và các giai đoạn bán hàng. Hệ thống tính toán lãi gộp, và doanh thu. Khi quá trình bán hàng diễn ra với các thông tin mới được cập nhật, hệ thống thực hiện việc tính toán động lãi gộp, doanh thu để phản ảnh đúng tình trạng hiện thời.
- Sau khi một khách hàng tiềm năng đã trở thành một khách hàng, sử dụng các công cụ của SAP Business One để tạo đơn hàng, kiểm tra tồn kho. Việc cập nhật thông tin tồn kho, thông tin kế toán, được thực hiện không cần sự can thiệp của người sử dụng. Nhiều mẫu chứng từ được hệ thống cung cấp như bảng báo giá, xác nhận đơn hàng, hóa đơn có thể được sử dụng để gởi đến khách hàng.
- SAP Business One cung cấp nhiều báo cáo để giám sát hoạt động bán hàng, phân tích cơ hội bán hàng theo khách hàng, giai đoạn bán hàng, doanh số dự tính, khả năng chốt đơn hàng, ngày chốt đơn hàng, nhân viên kinh doanh.
Quản lý dịch vụ
- SAP Business One cung cấp chức năng quản lý bảo hành, quản lý hợp đồng dịch vụ và quản lý các yêu cầu dịch vụ của khách hàng. Bảo hành sản phẩm được thực hiện dựa trên chính sách bảo hành của nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp khi bán hàng. Hợp đồng dịch vụ sử dụng cho hàng hóa do doanh nghiệp cung cấp hoặc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Hợp đồng dịch vụ bao gồm các thông tin về dịch vụ, thông tin liên hệ, thời gian đáp ứng và thời gian xử lý cũng như chi tiết về chi phí.
- Các yêu cầu dịch vụ khách hàng được lưu trữ và theo vết trong hệ thống, bao gồm các thông tin về khách hàng, dịch vụ, các vấn đề phát sinh và các hoạt động thực hiện để đáp ứng yêu cầu dịch vụ của khách hàng. Hệ thống cũng cung cấp cơ sở tri thức để giải quyết các yêu cầu thường phát sinh và giải pháp tương ứng. Dựa trên cơ sở tri thức này, bộ phận tiếp nhận yêu cầu có thể trả lời nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu dịch vụ của khách hàng.
- Các báo cáo giúp phân tích phân tích số lượng yêu cầu, thời gian đáp ứng và thời gian giải quyết yêu cầu. Các cảnh báo về số lượng yêu cầu, thời gian đáp ứng và thời gian giải quyết được xác lập để cảnh báo sớm nhằm đảm bảo việc đáp ứng và giải quyết yêu cầu theo đúng thời hạn cam kết.
Quản lý thông tin khách hàng
- SAP Business One cung cấp việc quản lý các thông tin cơ bản của khách hàng như tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email, người liên hệ, thông tin thuế, các địa chỉ giao hàng. Các thông tin quan trọng khác cũng được quản lý như điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán, hạn mức công nợ, giảm giá đặc biệt, thông tin ngân hàng. Thông tin này được sử dụng trong các nghiêp vụ lập đơn hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn.
- Việc sử dụng bảng giá, phê duyệt giá, phê duyệt công nợ giúp công tác quản lý bán hàng được quản lý chặt chẽ, nhanh chóng và chính xác. Hệ thống cung cấp thông tin rõ ràng, đầy đủ về lịch sử mua hàng của khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Báo cáo và phân tích bán hàng
- Các báo cáo về chi tiết bán hàng, dự báo cơ hội bán hàng, các phân tích thành công/thất bại, phân tích lệnh bán hàng được cung cấp giúp doanh nghiệp nắm rõ hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo phân tích về doanh số theo nhiều tiêu chí khác nhau như khách hàng, nhóm khách hàng, mặt hàng, nhóm mặt hàng, vùng, miền, … giúp doanh nhiều có nhiều góc nhìn khác nhau về hoạt động kinh doanh.
PHÂN HỆ MUA HÀNG
Phân hệ mua hàng quản lý toàn bộ quá trình mua hàng của doanh nghiệp từ việc lập yêu cầu mua hàng cho đến lúc thanh toán cho nhà cung cấp.
Trong SAP Business One, quá trình mua hàng bắt đầu từ yêu cầu mua hàng. Thông tin từ yêu cầu mua hàng này được sử dụng cho việc nhập hàng, thanh toán cho nhà cung cấp giúp giảm thiểu việc nhập liệu và tránh sai sót. Việc trả hàng cho nhà cung cấp dựa trên việc tham chiếu chứng từ nhập hàng/hóa đơn và việc thực hiện cấn trừ công nợ được thực hiện tự động.
Việc quản lý danh mục hàng hóa và nhà cung cấp được thực hiện tập trung, chi tiết. Sử dụng bảng giá và các phương pháp tính giá cho từng mặt hàng dự định mua sắm để đối chiếu với giá trị hàng tồn kho. Sử dụng thông tin lịch sử mua hàng của nhà cung cấp để giúp việc chọn nhà cung cấp tốt hơn.
SAP Business One tích hợp chặt chẽ việc mua hàng với quản lý kho, kế toán trong cùng một hệ thống. Giá trị tồn kho được cập nhật tự động khi thực hiện việc nhập hàng và cập nhật khoản thanh toán cho nhà cung cấp khi nhận hóa đơn mua hàng.
Các báo cáo mua hàng đầy đủ, toàn diện phục vụ cho quyết định mua hàng hiệu quả.
Qui trình Mua Hàng
- SAP Business One cung cấp giải pháp tích hợp, đầy đủ cho toàn bộ quá trình mua hàng từ việc lập yêu cầu mua hàng, đến việc nhập hàng và thanh toán. Các trường hợp đổi, trả hàng và cấn trừ thanh toán được hỗ trợ dựa trên tham chiếu để đảm bảo việc quản lý chính xác, nhanh chóng và dễ dàng xây dựng các báo cáo liên quan.
- Việc xây dựng bảng giá cho các nhà cung cấp khác nhau như nhà phân phối, nhà bán lẻ và hiện thực các phương thức giảm giá khác nhau như giảm giá cho số lượng/giá trị lớn, giảm giá đặc biệt. Bảng giá và phương thức giảm giá được tự động lựa chọn khi thực hiện việc lập đơn hàng.
- Thông tin về giao hàng và thanh toán bao gồm ngày nhận hàng, địa chỉ nhận hàng, điều kiện thanh toán, thông tin người mua hàng được ghi nhận vào chứng từ và giúp nhà cung cấp xử lý đơn hàng đúng hạn. Thông tin về tính thuế được tự động tính toán cho toàn bộ chứng từ và từng mặt hàng, loại trừ việc tính toán thủ công.
- Việc nhập hàng trong nước được thực hiện trực tiếp bằng chứng từ nhập hàng hoặc dựa trên yêu cầu nhập hàng, hoặc các chứng từ mua hàng khác. Thông tin hàng hóa nhập vào được phản ánh tức thời vào hệ thống kế toán.
Khi nhận được hóa đơn của nhà cung cấp, thực hiện việc tạo hóa đơn trên hệ thống bằng cách dựa vào chứng từ nhập hàng hoặc tạo trực tiếp. Thông tin được tự động phản ánh vào hệ thống kế toán. Dựa trên cấu hình đã thiết lập, hệ thống xác định được ngày phải thanh toán, phương thức thanh toán. Các báo cáo công nợ và tuổi nợ nhà cung cấp giúp thưc hiện việc quản lý tiền và thanh toán hiệu quả.
Quản lý danh mục hàng hóa và nhà cung cấp
- Danh mục hàng hóa, nhà cung cấp được quản lý tập trung và được tích hợp chặt chẽ vào tất cả các giao dịch mua hàng.
- Hàng hóa bao gồm hàng hóa có tồn kho, hàng hóa chỉ để bán, hàng hóa chỉ mua vào, tài sản cố định được chia thành nhóm và có các tính chất. Các thông tin hàng hóa liên quan đến việc mua hàng bao gồm mô tả, đơn vị tính, kích thước, trọng lượng, giá và thuế.
- Các thông tin để quản lý nhà cung cấp bao gồm thông tin liên hệ, phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán, hạn mức công nợ.
Tích hợp với quản lý kho và kế toán
- Việc mua hàng được tích hợp chặt chẽ với quản lý kho và kế toán. Khi thực hiện nhập hàng, thông tin tồn kho được cập nhật tự động.
- Thông tin kế toán phải trả được cập nhật khi nhập hóa đơn bán hàng.
- Toàn bộ thông tin từ yêu cầu mua hàng, nhập hàng và hóa đơn được sử dụng lại giảm thiểu công việc nhập liệu và đảm bảo tính chính xác.
PHÂN HỆ DỊCH VỤ
Thực hiện dịch vụ hậu mãi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần phải làm hài lòng khách hàng cao nhất; hiểu rõ các yêu cầu dịch vụ của khách hàng, giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất trong mức kinh phí cho phép.
SAP Business One cung cấp các chức năng để hoàn thành các mục tiêu trên bao gồm việc quản lý thông tin bảo hành và hợp đồng dịch vụ, quản lý yêu cầu dịch vụ của khách hàng.
Tối ưu hóa hoạt động đáp ứng dịch vụ yêu cầu của khách hàng
- Hệ thống cung cấp các chức năng ghi nhận tất cả các loại thông tin về yêu cầu dịch vụ, bao gồm các hoạt động nhằm giải quyết các yêu cầu, các giải pháp và chi phí liên quan đến yêu cầu dịch vụ.
- Sử dụng các hàng đợi khác nhau để việc xử lý hiệu quả: hỗ trợ kỹ thuật, vấn đề kế toán, hoặc khuyến mãi. Các yêu cầu khác nhau được chuyển đến các bộ phận và nhân viên phù hợp để giải quyết. Việc cấp phát nguồn lực phù hợp và xác định chính xác thời gian đáp ứng và thời gian giải quyết vấn đề cho khách hàng. Công cụ cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp có phản ứng tức thời để giải quyết yêu cầu của khách hàng.
- Hệ thống cung cấp công cụ phân quyền để đảm bảo người sử dụng được cấp phát các chức năng làm việc phù hợp; ví dụ như không cho phép một người dùng cụ thể thay đổi tình trạng của yêu cầu dịch vụ, không cho phép xử lý yêu cầu khi không có hợp đồng dịch vụ tương ứng.
- SAP Business One cung cấp cơ sở dữ liệu tri thức về giải pháp dùng để lưu trữ các yêu cầu thường gặp và giải pháp tương ứng. Bộ phận tiếp nhận yêu cầu dịch vụ sử dụng cơ sở dữ liệu này để đáp ứng nhanh và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng. Các kỹ thuật viên có thể kết nối một giải pháp có sẵn với yêu cầu, hoặc ghi nhận một giải pháp mới.
Quản lý thông tin bảo hành và hợp đồng dịch vụ hiệu quả
- SAP Business One cung cấp các chức năng bảo hành cho khách hàng, nhóm sản phẩm và sản phẩm quản lý bằng số seri. Sử dụng các mẫu định nghĩa sẵn để tự động hóa và chuẩn hóa hoạt động bảo hành. Khi thực hiện việc xuất hàng hoặc xuất hóa đơn, hợp đồng dịch vụ tương ứng được tạo ra.
- Hợp đồng dịch vụ bao gồm thông tin chi tiết về sản phẩm và các thông tin liên quan như chi phí nhân công, các chi tiết thay thế, chi phí đi lại, thông tin về thời gian xử lý của từng dịch vụ. Nhờ đó, khi khách hàng yêu cầu dịch vụ, nhân viên kinh doanh có thế xác định được các điều khoản hợp đồng chính xác và đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.
- Hơn nữa, sử dụng thẻ bảo hành, nhân viên kinh doanh có thể theo vết lịch sử sản phẩm từ ngày bán hàng cho đến hết chu kỳ bảo hành của sản phẩm: thông tin về hợp đồng dịch vụ tương ứng, các yêu cầu bảo hành, các hoạt động kho và bán hàng tương ứng của từng sản phẩm.
Truy cập các báo cáo hoạt động dịch vụ theo thời gian thực
- SAP Business One cung cấp đầy đủ các báo cáo dịch vụ bao gồm số lượng bảo hành, thời gian đáp ứng và khoảng thời gian. Báo cáo bao gồm cho từng hàng đợi, người được phân công xử lý, thời gian trung bình để xử lý một trường hợp.
- Báo cáo cho phép người quản lý nắm được thông tin các yêu cầu dịch vụ đang chờ xử lý, các trường hợp quá hạn. Nhờ đó, người quản lý đánh giá được tính hiệu quả của bộ phận, nhân viên kinh doanh nắm được chi tiết các vấn đề phát sinh để trao đổi với khách hàng. Hệ thống cung cấp cảnh báo sớm khi việc xử lý các yêu cầu dịch vụ có khả năng vượt mức giới hạn cho phép về thời gian hoặc về số lượng để doanh nghiệp có các giải pháp tức thời đảm bảo chất lượng dịch vụ.
- Công cụ quản lý dịch vụ của SAP Business One giúp quản lý tương tác giữa tiếp nhận yêu cầu dịch vụ và khách hàng, bằng cách có đầy đủ các thông tin về hợp đồng dịch vụ, sản phẩm, số seri sản phẩm, khiếu nại của khách hàng, thời gian đáp ứng.
PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO
Phân hệ quản lý kho của SAP Business One cung cấp các chức năng quản lý chuỗi cung ứng và làm hài lòng khách hàng bằng cách cung cấp các thông tin tin cậy về hoạt động nhập xuất nội bộ và hoạt động nhập xuất cho khách hàng/nhà cung cấp, cũng như quản lý mức tồn kho. Tất cả các thông tin về hàng hóa bao gồm số lượng tại từng kho, lịch sử điều chuyển, tình trạng hàng hóa được cung cấp theo thời gian thực.
Chức năng quản lý hàng hóa được tích hợp chặt chẽ với hệ thống kế toán đảm bảo sự chính xác của số liệu. Khi nhập, xuất, điều chuyển, hệ thống tự động cập nhật về số lượng, giá trị giúp loại trừ các thao tác thủ công và sai sót.
Hệ thống quản lý kho tích hợp chặt chẽ với hệ thống sản xuất bao gồm công thức sản xuất, yêu cầu sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu.
Các báo cáo kho đa dạng và đầy đủ bao gồm các hoạt động nhập xuất kho liên quan đến mua hàng, bán hàng và sản xuất, kiểm kho, đánh giá hàng tồn kho, kế hoạch sản xuất, yêu cầu nguyên vật liệu.
Kho và hoạt động kho
- Hệ thống cho phép quản lý nhiều kho và cung cấp khả năng đáp ứng đơn hàng dựa trên số lượng hàng hóa cam kết xuất cho khách hàng, hàng hóa đang mua và các yêu cầu sản xuất.
- Thông tin về hàng hóa chứa trong kho liên quan đến hoạt động mua hàng, bán hàng, lịch sử tồn kho, nhiều đơn vị tính. Hệ thống cung cấp việc mua, bán với nhiều đơn vị tính khác nhau (ví dụ mua thùng, bán chiếc) và đảm bảo tính chính xác của hàng hóa trong kho. Hệ thống cung cấp nhiều bảng giá, bao gồm nội tệ và ngoại tệ, giá cụ thể cho từng khách hàng, giảm giá cho khách hàng, nhà cung cấp theo qui định. Giảm giá đặc biệt áp dụng cho từng khách hàng và cho các số lượng hàng hóa.
- Việc quản lý hàng hóa dựa trên số seri (quản lý cụ thể mỗi mặt hàng), số lô. Thông tin số lô, seri có thể nhận từ nhà cung cấp hoặc do doanh nghiệp tự định nghĩa để quản lý. Mã vạch được tích hợp cho mỗi hàng hóa cụ thể để việc theo dõi nhập, xuất, điều chuyển hàng hóa được chính xác. SAP Business One cung cấp chức năng quản lý vị trí chính xác hàng hóa ở trong kho nhằm hỗ trợ giải quyết nhập trước, xuất trước, vấn đề thời hạn bảo hành hoặc ngày hết hạn sử dụng.
- Phương pháp tính giá hàng hóa trong kho như FIFO (nhập trước, xuất trước), giá trung bình, giá chuẩn được áp dụng giúp doanh nghiệp hiểu được chi tiết và chính xác về giá trị hàng tồn kho để có thể xác định giá bán và giảm giá phù hợp.
Điều chuyển hàng hóa
- SAP Business One cung cấp chức năng điều chuyển hàng hóa từ kho này sang kho khác, cho phép kho xuất tạo ra yêu cầu chuyển hàng. Khi hàng đến kho nhập, thủ kho của kho nhập xác nhận/từ chối yêu cầu chuyển hàng, đảm bảo việc điều chuyển hàng hóa chính xác và các thủ kho xuất/nhập có thể quản lý được công việc.
- Hàng hóa khi điều chuyển được hệ thống cập nhật giá trị hàng tồn kho tương ứng và phản ảnh chính xác vào hệ thống kế toán.
- SAP Business One cung cấp chức năng lấy hàng và đóng gói hàng hóa để thực hiện việc xuất kho.
- Hoạt động ký gởi và ủy thác được thực hiện bằng cách tạo ra kho tương ứng với khách hàng.
- Việc kiểm kho có thể thực hiện trong khi thực hiện việc nhập, xuất hàng hóa, do đó, không cần phải trì hoãn việc nhập, xuất trong khi thực hiện việc kiểm kho. Các chức năng xử lý thừa, thiếu được hỗ trợ sau khi việc kiểm kho hoàn tất.
Báo cáo kho
Các báo cáo kho đa dạng và đầy đủ, cung cấp việc theo vết từng số seri, lô, các hoạt động nhập/xuất, kiểm kho, xử lý thừa thiếu.
Hệ thống cung cấp các báo cáo về tuổi hàng tồn kho, lãi lỗ trên từng chi tiết mặt hàng.
PHÂN HỆ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
SAP Business One hỗ trợ tất cả các yêu cầu cơ bản của hoạt động sản xuất bao gồm quản lý chính xác, hiệu quả các công thức sản xuất, lệnh sản xuất, yêu cầu nguyên vật liệu.
Kế hoạch sản xuất và yêu cầu nguyên vật liệu
Lệnh sản xuất khởi đầu quá trình sản xuất và cho phép theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất và việc điều phối nguyên vật liệu dùng cho việc sản xuất.
Hơn nữa, chức năng lập kế hoạch nguyên vật liệu để tối ưu kế hoạch sản xuất cho các qui trình sản xuất sản phẩm phức tạp dựa trên dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp:
- Công thức sản xuất
- Dữ liệu kho
- Thông tin từ lịch sản xuất và mua hàng
- Nguồn cung ứng thực tế và dự báo
Sử dụng công cụ trợ giúp lập kế hoạch nguyên vật liệu cho sản xuất, doanh nghiệp có thể chỉ ra tiến độ sản xuất, kho, các nguồn dữ liệu khác tham gia vào việc lập kế hoạch. SAP Business One sử dụng các dữ liệu này, lắp ghép lại và đưa ra các khuyến nghị về cung ứng vật liệu – nguyên vật liệu, số lượng và thời gian cung ứng. Sau khi kế hoạch được xác nhận, chức năng lập kế hoạch tự động phát sinh các lệnh sản xuất, lệnh mua hàng để sản xuất ra thành phẩm bao gồm số lượng, thời gian trong lịch sản xuất.
Các báo cáo sản xuất
SAP Business One cung cấp các báo cáo về sản xuất bao gồm các công thức sản xuất, các lệnh sản xuất và tình trạng.
Sử dụng công cụ báo cáo tích hợp sẵn trong SAP Business One để bổ sung thêm các báo cáo theo yêu cầu của doanh nghiệp.